Quantcast
Channel: ALOTIN - Tin người nổi tiếng
Viewing all articles
Browse latest Browse all 13069

Công nhân DN công nghệ cao đối mặt "rác thải cực độc"

$
0
0
Trung bình mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường 90.000 tấn rác thải điện tử. Đây là loại rác thải cực độc hại, có nguy cơ "hủy diệt" môi trường (không khí, đất, nước) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như các bệnh ung thư, đường hô hấp, tim mạch và thần kinh.

Mối nguy lớn cho công nhân doanh nghiệp công nghệ cao

Trao đổi ngày 9/1, bà Ngô Thị Minh Hương - Giám đốc Trung tâm Phát triển và Hội nhập cho hay, phía Trung tâm đã đề xuất với Tổ chức Oxfam, Bỉ tiến hành hoạt động nghiên cứu "Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động đến người lao động trong nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử ở Việt Nam."
Theo kết quả nghiên cứu, trung bình mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường 90.000 tấn rác thải điện tử. Đây là loại rác thải cực độc hại, có nguy cơ "hủy diệt" môi trường (không khí, đất, nước) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như các bệnh ung thư, đường hô hấp, tim mạch và thần kinh.


Hầu hết các công nhân dù làm việc trong môi trường độc hại nhưng khi lắp ráp không phải ai cũng biết sử dụng hết những thiết bị về vệ sinh an toàn lao động. Ảnh minh họa

Khi tiến hành đo đạc điều kiện môi trường làm việc, điều kiện an toàn làm việc, kèm theo đó là phỏng vấn nhiều công nhân đang làm việc tại các nhà máy lắp ráp và sản xuất điện tử, trung tâm nhận thấy, trong các nhà máy này, công việc chủ yếu của công nhân là làm bằng tay chân, nhưng cũng có một số dây chuyền như dây chuyền lắp ráp, dây chuyền sản xuất, thử nghiệm các sản phẩm điện tử trước khi được ra thị trường...

Theo bà Hương, hầu hết các công nhân dù làm việc trong môi trường độc hại nhưng khi lắp ráp không phải ai cũng biết sử dụng hết những thiết bị về vệ sinh an toàn lao động, như khẩu trang, găng tay. Có nhiều dây chuyền phải sử dụng khẩu trang đặc biệt không hóa chất nhưng không có để trang bị cho công nhân.

Về nguyên do, bà Hương chỉ ra, một phần doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, vì giá cả những trang phục bảo hộ rất đắt.

Tuy nhiên, sản phẩm điện tử đắt như vậy nên người lao động rõ ràng phải được bảo vệ một cách an toàn nhất khi người ta sản xuất ra trang thiết bị đắt nhưng cần phải đầy đủ. Nếu đem so với giá trị sản phẩm, thì chưa thấm được vào đâu.

Mặt khác, cũng có những trường hợp nhà máy có trang bị nhưng người công nhân không dùng, đấy cũng là điểm yếu, ý thức công nhân thấp, sử dụng không đầy đủ. Khi không sử dụng biện pháp an toàn thì chính người lao động là người chịu ảnh hưởng đầu tiên.

Trung Quốc cũng từ chối công nghiệp độc hại

Điều đặc biệt, theo phản ánh kết quả điều tra của Trung tâm Phát triển và Hội nhập thì cho đến nay, lương công nhân của chúng ta đang rất thấp, thậm chí còn thấp hơn cả Trung Quốc.

Trước đây, lương công nhân của Trung Quốc rơi vào khoảng 90 USD/tháng, đây được coi là mức tối thiểu, lúc đó các công ty điện tử thi nhau nhảy vào nước này để đặt nhà máy.

Bà Hương nhận định: "Hiện tại, ngay kể cả Trung Quốc, kinh nghiệm của họ là, thứ nhất vứt rác thải ra ngoài vùng lãnh thổ, thứ hai là không muốn những ngành công nghiệp độc hại, thứ ba là lương của những người lao động của Trung Quốc tăng lên rất nhiều. Cho nên việc chảy máu nhà máy điện tử sang các nước đang phát triển như Việt Nam mới tăng rầm rộ lên như vậy, bởi vì khi đầu tư vào Trung Quốc không còn lợi nhuận rầm rộ như khoảng thời gian trước đó".

Một thực trạng theo phản ánh của bà Hương, kể cả bây giờ có tăng lương tối thiểu đi chăng nữa thì cũng chưa thể cao bằng các nước khác. Trong khi đó, công nhân phải hứng chịu một môi trường làm việc độc hại. Đây chính là lợi thế cho các doanh nghiệp khi đổ tiền vào Việt Nam đầu tư kể cả ngành điện tử.

Nhận định về việc đầu tư của doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam, bà Hương cho biết: "Cho đến hiện tại, các nhà đầu tư, các tập đoàn xuyên quốc gia lớn đang đổ vào nước ta một cách rầm rộ, nhanh chóng. Từ chương trình đầu tư hàng tỷ USD của Tập đoàn Intel trong Sài Gòn, cho đến Tập đoàn Samsung với hai nhà máy lớn tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, hay Tập đoàn Canon, Panasonic... đều có lượng vốn đầu tư lớn, để tiến hành chuyển từ lắp ráp đến sản xuất các con chíp điện tử".


Samsung bỏ Trung Quốc tới Việt Nam

Hãng điện tử Samsung Electronics đã xây dựng nhà máy sản xuất smartphone lớn nhất ở Trung Quốc để tận dụng nguồn lao động dồi dào và giá rẻ ở quốc gia này. Tuy nhiên, không lâu sau, Samsung đã chuyển các nhà máy của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Vào Trung Quốc năm 1992, Samsung hiện có 13 nhà máy sản xuất và 7 phòng nghiên cứu tại đây, theo báo cáo hồi tháng 6 của hãng. Hơn 45.000 lao động tại Trung Quốc tương đương 19% nhân viên Samsung trên toàn cầu. Đây là tỷ lệ lao động nước ngoài lớn nhất của hãng, Bloomberg cho biết.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc đã khiến lương nhân công tại đây tăng đáng kể. Theo khảo sát năm 2012 của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), lương trung bình một tháng của công nhân nhà máy tại Bắc Kinh (Trung Quốc) là 466 USD, hơn gấp ba lần tại Hà Nội (145 USD).

Khi nhà máy trị giá 2 tỷ USD đi vào hoạt động hoàn toàn vào năm 2015, 40% lượng smartphone của Samsung sẽ được sản xuất tại Việt Nam đem lại phần lớn lợi nhuận cho công ty này. Theo một thông báo trên website, nhà máy thứ 2 của Samsung dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 2 năm sau.

Samsung đã vượt qua Apple để trở thành hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới với những sản phẩm có giá từ 150 USD - 900 USD.

Do lợi nhuận từ smartphone cao cấp sụt giảm và các hãng điện thoại Trung Quốc giảm giá sản phẩm, Samsung đã cùng với Nokia Oyj và Intel Corp chuyển nhà máy sang Việt Nam, nơi có mức lương chỉ bằng 1/3 Trung Quốc.

Theo ông Lee Jung Soon, Phòng xúc tiến Thương mại Đầu tư Hàn Quốc tại TP.HCM: "Xu hướng các công ty chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tăng lên trong 2-3 năm tới do chi phí lao động của Trung Quốc cao hơn Việt Nam. Việt Nam đang thực sự đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành công nghệ".


Theo Đất Việt


Viewing all articles
Browse latest Browse all 13069